Tour Hà Nội - Quảng Ngãi - Lý Sơn 3N2Đ

Lịch khởi hành

13h00 ngày theo yêu cầu

Thời gian

3 ngày 2 đêm

Lịch trình

Hà Nội - Quảng Ngãi - Lý Sơn

Vận chuyển

MÁY BAY - Ô TÔ – TÀU CAO TỐC

3,650,000 đồng

GIỚI THIỆU ĐIỂM ĐẾN TẠI LÝ SƠN

Bản đồ du lịch Lý Sơn

Đảo Bé

Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.

Từ Đảo Lớn mỗi ngày đều có tương đối nhiều chuyến tàu sang Đảo Bé, tàu thường xuất phát buổi sáng và quay lại vào buổi chiều. Nếu đoàn bạn có nhiều người có thể thuê thuyền sang đảo bé cho chủ động. Thuê thuyền riêng có lợi thế là bạn có thể đi bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào giờ tàu chạy. Tối có thể mang theo lều ngủ tại đảo bé, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ. Hẹn tàu sáng hôm sau đón về sớm rồi quay vào đất liền luôn.

Sang Đảo Bé bạn có thể đi dạo một vòng quanh đảo thăm thú cảnh đẹp, các ruộng tỏi, tới bãi tắm ở phía cuối đảo rồi quay trở lại phía cầu tàu để nghỉ ngơi ăn uống.

Chợ đêm Lý Sơn

Chợ được xây dựng trên diện tích gần 1000m², kéo dài khoảng 500m, với 38 gian hàng trưng bày và bày bán các sản phẩm và mặt hàng đặc trưng của đảo Lý Sơn.

Các di tích lịch sử văn hóa

Chùa Đục và Quan Âm Đài

Ngự giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.

Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.

Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh

Chùa Hang

Chùa Hang nhìn từ hướng biển (Ảnh – cungphuot.info)

Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.

Đình An Vĩnh

Đình làng An Vĩnh lúc đầu xây dựng bằng tranh, cột bằng gỗ tra bể, cây bàng, vách đất. Đến năm Mậu Ngọ (1798), Cảnh Thịnh thứ 7, đình An Vĩnh được tu bổ xây mới. Năm Nhâm Dần (1842), Thiệu Trị thứ 2, đình An Vĩnh bị giặc Tàu cướp đốt phá.

Năm Canh Thân (1920), Khải Định thứ 5, đình làng An Vĩnh khôi phục quy mô hoành tráng theo kiến trúc hình chữ tam gồm đình thượng, đình trung và đình hạ. Năm 1922, đình làng An Vĩnh bị bão lớn làm hư hại nặng.

Năm 1946, Ủy ban Hành chính Kháng chiến xã Lý Sơn đặt trụ sở làm việc tại đình An Vĩnh. Năm 1953, đình An Vĩnh bị Pháp thả bom làm sập mái trước, sắc phong bị cháy. Năm 1957, đình làng An Vĩnh bị hư hại quá nặng, dân làng tu bổ nhà thờ tiền hiền để thờ các vị tiên công.

Năm 2009, đình An Vĩnh được Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu trùng tu phục dựng lại như cũ, nhưng không còn giữ được dấu tích và hiện vật liên quan đến Đội Hoàng Sa trước đây. Chỉ có hàng năm tại đình làng vào tiết thanh minh tháng ba âm lịch làm lễ cầu siêu vong độ cho hương hồn lính Hoàng Sa bỏ mình trên biển.

Kiến trúc đình làng An Vĩnh có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam, gồm đình hạ, đình trung và đình thượng được liên kết với nhau bằng máng xối dài. Các bộ vì kèo giống các bộ vì kèo nhà rường miền Trung. Mô thức trang trí tứ linh, ngũ phúc thể hiện quan niệm âm dương cầu mong mọi sự bình an cho dân làng.

Đình An Hải

Di tích nằm ở xã An Hải, được xây dựng từ năm 1820, năm đầu tiên dưới triều vua Minh Mạng. Di tích đình làng và nhà thờ tiền hiền An Hải thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời nguyễn, thể hiện qua kỹ thuật chạm khắc gỗ độc đáo ở án thờ, các vì kèo, trụ chồng, đỉnh cửa…kỹ thuật đắp nổi qua các ô trang trí cổ diêm với các mô – típ mai điểu, ngư điểu, ở bề mái với mô – típ lưỡng long triều nhật, long phụng triều quy, ở mặt tiền với mô – típ cặp nghê chầu đỡ cột đình. Hiện đình làng và nhà thờ còn lưu giữ được các bức hoành phi, ngai thờ, liễn đối cẩn xà cừ có giá trị về lịch sử, văn hoá, bên cạnh giá trị về mặt tâm linh đối với cư dân trên đảo Lý Sơn.

Di tích đình làng An Hải là một trong số rất ít đình làng ở Quảng Ngãi khỏi bị chiến tranh tàn phá và còn tương đối nguyên vẹn. Đình làng và nhà thờ làm bằng chất liệu gỗ, bởi vậy, trải thời gian gần hai thế kỷ, không khỏi có sự xuống cấp, các mô – típ hoa văn có phần bị mờ, do quá trình bào mòn của nắng mưa, độ ẩm và gió biển.

Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa

Toạ lạc ngay trung tâm huyện đảo Lý Sơn, cụm tượng đài và nhà lưu niệm Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đứng sừng sững trước sóng biển và nắng gió, như biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trong gian phòng chính rộng 150m2 dùng để trưng bày. Các hiện vật của những chiến binh đi Hoàng Sa được đặt trang trọng trong tủ kính hay gắn trên tường như: hai chiếu cói, bảy dây mây, bảy nẹp tre, bảy thẻ tre, lu đựng nước, dầu rái và xơ đay (dùng để sữa chữa khi thuyền gặp nạn mà ấn tượng nhất có lẽ là chiếc thuyền nan phục chế của nghệ nhân Võ Hiển Đạt. Giữa phòng là bài vị của các anh hùng trong công cuộc tiên phong mở cõi và khẳng định chủ quyền được đặt trang nghiêm như: Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữa Nhật, Võ Văn Khiết…

Âm Linh Tự 

Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc…

Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được. Người xưa gọi chung những đồng loại rơi và tình cảnh như vậy là “thập loại chúng sinh” và dành cho họ mối thương cảm mang đậm tình người.

Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.

Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.

Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.

Theo lời kể của các bậc cao niên, khoảng đầu thế kỷ XIX, hai làng An Vĩnh và An Hải (nay là xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có đình làng và nghĩa tự. Tuy nhiên, đến khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước, đình làng An Vĩnh bị hư hại, dân làng rước các linh vị thờ thần hoàng, các vị tiền hiền về thờ ở Âm linh tự. Vì vậy, trong hơn nửa thế kỷ, Âm linh tự làng An Hải là nơi sinh hoạt tâm linh, lễ hội dân gian tập trung của cộng đồng cư dân sở tại.

Đặc biệt, vào tiết Thanh minh hằng năm bà con các dòng tộc làng An Hải tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Âm linh tự, một nghi lễ đặc biệt nhằm tưởng vọng và tri ân nghĩa liệt sỹ của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải cùng các dân binh, tráng đinh đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, trú phòng trên các quần đảo, chống trả quân cướp biển để bảo vệ tàu thuyền, ngư dân cùng sự yên lành của làng quê đất đảo.

Âm linh tự cũng là nơi ngư dân trước khi ra biển “đi nghề”, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thần thánh và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì để được bình an, được mùa, làm ăn thành đạt. Trở về bình yên sau mỗi chuyến đi biển (đối với ngư dân) hoặc về thăm quê nhà (đối với người sống tha phương) họ cũng mang lễ vật đến đây để làm lễ tạ ơn. Ngoài đóng góp của các dòng tộc và dân làng, cơ ngơi khang trang của Âm linh tự cũng như lễ vật trong các dịp tế lễ có sự đóng góp thành tâm của những người làm nghề biển được mùa hoặc của những người Lý Sơn tha hương thành đạt.

Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.

Mộ gió

Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.

Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.

Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật… Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Nhà thờ Phạm Quang Ảnh

Nhà thờ Pham Quang Ảnh là nơi thờ tự Phạm Quang Ảnh đội trưởng đội Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII. Bố cục phối thờ với dòng họ tổ tiên, di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nhà Thờ Võ Văn Khiết

Là nơi thờ tự đội trưởng đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cha Võ Văn Khiết là ông Võ văn Thắm vốn là lý trưởng làng An Vĩnh đã xin triều đình cho lập đền thờ Võ Văn Khiết tại xóm Vĩnh Thành xã An Vĩnh. Ngôi đền thờ nằm trong khu đất của dòng họ Võ, dân gian quen gọi là miếu ông Thắm. Theo những người già trong tộc họ Võ thì đền thờ được xây dựng cuối triều Gia Long.

Di tích dinh Tam Tòa

Nằm ở thôn tây xã An Hải, di tích được xây dựng dưới thời Gia Long, cảnh quan rất đẹp, bên trong chính thờ là nữ thần Thủy Long( truyền thuyết là con Long Vương) cùng thờ với Bạch Mã Thái Giám và chư vị ngủ đức. Đây cũng là di tích tín ngưỡng quan trọng của người dân trên đảo Lý Sơn.

Di tích đền thờ cá ông Lăng Chánh

Nằm ở thôn Đông xã An Vĩnh, sát bờ biển. Di tích được xây dựng vào thời Minh Mạng, đây là di tích tín ngưỡng quan trọng của vạn chài Lý Sơn. .Người Việt có truyền thuyết xem cá ông là hóa thân của mảnh áo Cà Sa của phật bà Quan Âm. Phật bà Quan Âm xé áo Cà Sa thành muôn mảnh thả xuống biển hóa phép thành Cá ông, lấy bộ xương Voi ban cho để cá Ông có thân hình to lớn, lại ban phép thâu đường bơi lội thật mau để cứu những ngư dân lâm nạn. hiện nay nơi đây và nhiều lăng cá ông trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá ông rất lớn.

Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na

Đây là loại kiến trúc nghệ thuật tôn giáo tín ngưỡng nằm ở thôn tây xã An Hải,  có diện tích khoảng 150m. Mặt hướng về phía Nam và có lối kiến trúc hình chữ tam, chia làm 3 tòa: Tiền đường, chính diện và hậu cung, nơi đây còn lưu giữ những mảng chạm khắc gỗ rất đẹp và tinh tế, sống động. Trong nội và ngoại thất di tích còn lưu giữ những bảng liễn, câu đối, các pho tượng bằng gỗ, đá – là những tác phẩm có giá trị mỹ thuật cao. Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na là bằng chứng của sự dung hòa văn hóa Việt – Chăm.

Cổng Tò Vò

Cổng Tò Vò là một cổng vòm bằng đá, cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục và hoàn toàn không có sự tác động nào của bàn tay con người. Theo các nhà địa chất, Cổng Tò Vò được hình thành từ nham thạch núi lửa, là kết quả của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây. Quanh Cổng Tò Vò là những bãi đá nham thạch đen bóng, hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lý Sơn.

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi meo theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.

Đỉnh Thới Lới

Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30 000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 Đảo Lớn và Đảo Bé.

Hang Câu

Nằm ở thôn Đông, xã An Hải dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện để tới được Hang Câu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá- được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội.

Cột cờ Tổ Quốc

Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4.5.2013, trên núi Thới Lới – ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.

Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3,2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.

Giếng Vua

Giếng Xó La hay còn gọi là “giếng Vua”, ở thôn Đông, xã An Vĩnh trên đảo Lý Sơn được xây dựng từ thời Chăm Pa cổ. Nguồn nước ở đây quanh năm không bao giờ cạn và ngọt đến lạ thường so với hàng trăm giếng nước sinh hoạt của người dân trên đảo.

Nhà cổ Lý Sơn

Hệ thống nhà cổ ở Lý Sơn rất độc đáo, mang đặc trưng của một làng nông chài của những người dân miệt mài bám biển, góp phần thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Vì thế, mỗi ngôi nhà đều thấp thoáng bóng dáng của những đội “hùng binh Hoàng Sa”.

Hầu hết các nhà cổ ở đảo Lý Sơn là nhà thờ của các tộc họ gắn liền với sự tồn tại của đội binh Hoàng Sa thuở nào. Từ những ngày đầu khai phá hòn đảo hoang sơ này, tiền nhân của ông đã mua gỗ, thuê thợ từ đất liền ra đảo, làm nhà theo kiến trúc kiểu nhà rường đắp đất. Với hệ thống cột kèo “rau muống” chạm hình rồng hoặc đầu chim phụng và các hoành phi câu đối chạm khắc công phu. Nhà rường là theo cách gọi của từng vùng, có nơi gọi là nhà mái. Còn đắp đất là vì tiền nhân đã đắp thêm một lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, giúp ngôi nhà luôn thoáng đãng vào mùa hè và cũng ấm hơn trong mùa đông.

Chợ cá Lý Sơn

Chương trình tour

Ngày 1 Hà Nội – Quảng Ngãi
5h00 : Quý khách khởi hành ra sân bay Nội Bài
7h55 : Máy Bay cất cánh khởi hành tới Sân Bay Chu Lai
9h15 : Chuyến bay đáp xuống sân bay Đà Nẵng và tới cảng Sa Kỳ
11h45 : Quý khách dùng bữa trưa tại Cảng
13h00 – 13h15 : Quý khách làm thủ tục lên tàu và khởi hành ra đảo Lý Sơn
14h30 : Quý khách có mặt tại Đảo Lý Sơn, trở về khách sạn nhận phòng
15h00 : Quý khách trải nghiệm tham quan Cột Cờ Lý Sơn, đỉnh Thời Lới
16h00 : Quý khách tham quan Hang Câu và tắm biển
17h30 : Quý khách trở về khách sạn nghỉ ngơi
18h30 : Quý khách dùng bữa tối và tự do khám phá Đảo Lý Sơn về đêm với các hoạt động làng chài sôi động
Ngày 2 : Đảo Lý Sơn Bé
7h00 : Quý khách dùng điểm tâm tại khách sạn
8h00 : Quý khách di chuyển ra cảng, lên Đò ra đảo bé Lý Sơn
8h30 : Quý khách tham quan đảo bé Lý Sơn
11h30 : Quý khách dùng bữa trưa tại Đảo Bé, sau bữa trưa Quý khách nghỉ ngơi thư giãn trên đảo
14h00 : Quý khách rời đảo Bé trở về đảo Lớn
15h00 : Quý khách thăm Chùa Hang
16h30 : Quý khách tự do tắm biển Lý Sơn
17h30 : Quý khách trở về khách sạn nghỉ ngơi
18h30   Quý khách dùng bữa tối và tự do khám phá Đảo Lý Sơn về đêm với các hoạt động làng chài sôi động
     
Ngày 3 Lý Sơn – Quảng Ngãi – Hà Nội
7h00 : Quý khách dùng điểm tâm tại khách sạn
8h00 : Quý khách đi chợ mua sắm đặc sản Lý Sơn
11h00 : Quý khách trả phòng và dùng bữa trưa
13h00 : Quý khách ra cảng lên tàu trở về đất liền
14h00 : Quý khách có mặt tại Cảng Sa Kỳ, lên xe ra sân bay làm thủ tục
19h25 : Máy bay cất cánh trở về Hà Nội
20h45 : Quý khách có mặt tại Hà Nội
19h30 : Quý khách lên xe trở về điểm đón ban đầu
    Kết thúc chuyến thăm quan !

Giá Tour

3.650.000 VND/KHÁCH (Khởi hành từ 10 khách)

Dịch vụ bao gồm:

Dịch vụ không bao gồm:

·         Xe đưa đón sân bay Nội Bài

·         Xe đưa đón sân bay Đà Nẵng – Sa Kỳ

·         Tàu cao tốc khứ hồi Sa Kỳ – Lý Sơn

·         Khách sạn tại Lý Sơn tiêu chuẩn 2-3 người/phòng

·         Ăn sáng và các bữa ăn chính với mức ăn 200.000 – 230.000 vnd vnd/người

·         Đò tham quan Lý Sơn Bé

·         Hướng dẫn viên

·         Nước uống tham quan 500ml/người/ngày

·         Bảo hiểm hành khách 30.000.000 vnd/người/vụ

·         Thuế VAT

·         Vé máy bay

·         Đồ uống trong bữa ăn

·         Chương trình lặn ngắm San Hô

·         Nâng hạng khách sạn 3 sao phụ thu 200.000 vnd/người/đêm

 

Hướng dẫn đặt dịch vụ

  1. Đăng ký Tour và đặt cọc 50% dịch vụ sau khi được xác nhận dịch vụ
  2. Thanh toán 50% tour trước khi khởi hành.
  3. Cung cấp thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh của cả đoàn, kèm theo địa chỉ liên hệ đại diện đoàn chậm nhất một ngày trước khi khởi hành
  4. Thông tin thanh toán:
  • Ngân hàng MB Chi nhánh Hoàn Kiếm

Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Long

STK: 111123238888

  • Ngân hàng VP Bank

Chủ tài khoản: Nguyễn Tiến Long

STK: 0979803368

Chính sách

Chính sách trẻ em

  • Trẻ em dưới 4 tuổi miễn phí tour, Phụ thu vé tham quan với các trường hợp có chiều cao trên 1m,
  • Trẻ em từ 5-9 tuổi phụ thu 75% tour,
  • Trẻ em từ 10 tuổi trở lên 100% Tour

Chính sách hoàn hủy

  1. Trong trường hợp bất khả kháng: do thời tiết không đảm bảo an toán, do yếu tố dịch bệnh, do quyết định của cơ quan có thẩm quyền…Amazing family travels sẽ Bảo lưu 100% tiền dịch vụ cho khách hàng, hoặc có thể rời lịch không thu thêm phí cho khách hàng
  2. Khách hàng hủy dịch vụ trước 7 ngày so với giờ tour xuất phát hoàn lại 100% dịch vụ đã đặt
  3. KHách hàng hủy dịch vụ trước 5 ngày so với giờ tour xuất phát sẽ được hoàn lại 50% tiền dịch vụ đã đặt.
  4. Khách hàng hủy dịch vụ sau 3 ngày so với giờ tour xuất phát sẽ phải thanh toán 100% tiền tour đã đặt

Lưu ý Chung

  1. Nên mang theo thuốc đau bụng do tiêu chảy, thuốc cảm sốt thông thường
  2. Bất cứ dịch vụ nào trong tour nếu Quý khách không sử dụng mà không phải do lỗi chủ quan từ phía đơn vị tổ chức tour thì cũng không được hoàn lại
  3. Hướng dẫn viên có thể sắp xếp lại thứ tự các điểm thăm quan cho phù hợp điều kiện từng ngày khởi hành cụ thể. Nhưng vẫn đảm bảo tất cả các điểm thăm quan có trong chương trình
  4. Khách hàng chịu trách nhiệm về sức khỏe và các bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp…), bệnh bẩm sinh, bệnh tiềm ẩn, bệnh HIV AIDS, bệnh rối loạn tinh thần và thần kinh, phụ nữ đang mang thai… là những bệnh không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Khi cần thiết Quý khách phải viết cam kết về bệnh tật của bản thân khi tham gia tour. Bên tổ chức tour không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp Quý khách không khai báo bệnh, khai báo không trung thực cũng như các trường hợp nằm ngoài phạm vi bảo hiểm du lịch trong tour.
  5. Khách hàng vui lòng bảo quản tài sản riêng của mình trong suốt chuyến đi. Đơn vị tổ chức tour không chịu trách nhiệm về những mất mát về tiền bạc, tư trang quý, vé máy bay, và tài sản riêng của khách hàng trong chuyến đi.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tour Hà Nội – Quảng Ngãi – Lý Sơn 3N2Đ”

Liên hệ