GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM ĐẾN TRONG TOUR
Bản Hua Tạt
Bản Hua Tạt (ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) là một trong những bản du lịch cộng đồng hiếm có còn giữ được khá đầy đủ những nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông. Khi hoa mận, hoa đào bừng nở dưới bản Hua Tạt, là lúc đồng bào H’Mông ở đây ăn Tết. Trai gái xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất, rực rỡ nhất hòa vào núi rừng mùa xuân…
Vài năm trở lại đây, Hua Tạt đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, có một ngôi nhà sàn được dựng lên ngay cạnh sân vận động của bản để khách du lịch nghỉ lại, phục vụ cả ăn uống, văn hóa văn nghệ. Đó là homestay của Tráng A Chu, một ngôi nhà sàn độc đáo với những vật liệu hết sức gần gũi: tre, nứa, thân cây khô… tạo cảm giác bình yên. Được biết, Tráng A Chu là người đầu tiên trong bản dựng homestay để thu hút du khách đến trải nghiệm cuộc sống của người H’Mông nơi đây.
Rừng Thông Hua Tạt
Rừng thông Hua Tạt là một trong những rừng thông đẹp mà nhiều bạn trẻ yêu thích khi vê Sơn La du lịch. Tuy không quá nổi tiếng nhưng rừng thông này sở hữu không gian xanh mát, trong lành và cảnh đẹp nên thơ. Rừng thông nằm dọc tuyến Quốc Lộ 6, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, du khách đi theo hướng Đông Nam khoảng 20 km là đến nơi. Vị trí rừng thông này khá dễ tìm, lại gần quốc lộ 6 nên không khó cho việc đi lại. Bạn có thể dùng Google Map hoặc hỏi đường để đến với rừng thông. Nơi đây ngày càng nổi tiếng nên việc khám phá, check in không quá khó.
Đến với rừng thông Hua Tạt ở Vân Hồ, du khách sẽ cảm nhận chân thực hơn về cảnh đẹp của Sơn La, về sự bình yên và trong lành của thiên nhiên nơi đây. Ước tính diện tích rừng thông này khoảng hơn 30 ha, tạo nên một không gian cực kỳ rộng lớn và xanh mát, bao phủ cả một vùng đất ở huyện Vân Hồ.
Ở đồi thông này có rất nhiều cây thông cao lớn, hàng trăm, hàng ngàn cây thông cứ phát triển từng ngày, vươn thẳng lên nền trời xanh để đón nắng. Trong rừng thông đẹp ở Sơn La này, mọi thứ tĩnh lặng và hoang sơ, chỉ có mùi của đất, của cây cỏ và không khí mát lành, dễ chịu. Nơi này gần như tách biệt hẳn với thế giới xô bồ bên ngoài, chỉ còn lại sự yên bình, thư thái.
Trải nghiệm làm giấy gió
Giấy dó của người Môngđược làm từ cây giang bánh tẻ, khi chặt về cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, chặt thành từng đoạn rồi ninh kỹ trong nước cùng với tro bếp. Người ta ninh tới khi cảm thấy ống giang này mềm thì vớt ra, đem ngâm trong nước vài ngày rồi lấy ra đập nát, thả vào thùng nước, khuấy lên sẽ được một hỗn hợp bột giấy. Tiếp đó người ta sàng lọc những mảnh giang to bỏ ra và để lắng lại những bột nhỏ, mịn. Ðể làm thành giấy, họ phải làm sẵn khuôn cán giấy, tùy vào nhu cầu sử dụng có thể làm khuôn to hoặc nhỏ, nhưng thường sử dụng khuôn có hình chữ nhật, mặt khuôn bằng vải, 4 cạnh nẹp 4 thanh gỗ chắc chắn. Khi làm giấy, người ta múc hỗn hợp bột giấy nhỏ mịn đã lọc đổ lên trên mặt khuôn, cán phẳng đều, sau đó từ từ nhấc khuôn lên, bột giấy sẽ bám đầy trên mặt khuôn. Lúc này đem khuôn ra phơi, đợi đến lúc khô sẽ thành giấy và lấy ra khỏi khuôn rồi tiếp tục làm lớp giấy khác.
Người Mông sử dụng giấy dó trong các nghi lễ. Vào ngày Tết họ dùng để dán lên bàn thờ xử ca, trang trí xung quanh nhà cửa. Nhà nào có người làm thầy cúng hay thầy thuốc thì lập bàn thờ riêng nên giấy dó cũng dùng để trang trí những ban thờ này. Giấy dó được cắt thành những miếng nhỏ để làm tiền âm phủ, đốt biếu tặng các ma nhà khi các nghi thức cúng lễ kết thúc.
Trải nghiệm vẽ sáp ong
Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh, rồi ghép trên trang phục truyền thống của người dân tộc Mông ở Sa Pa là một trong những kỹ thuật được sử dụng từ lâu đời, không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, sống động của người Mông và làm tôn lên giá trị của bộ trang phục thổ cẩm truyền thống.
Trải nghiệm giã bánh Giầy
Tại A Chu homestay, chúng tôi đã trực tiếp trải nghiệm hoạt động giã bánh giầy, làm bánh giầy, thưởng thức ẩm thực độc đáo của người Mông. Bên cạnh khoác lên mình những bộ trang phục thổ cẩm rực rỡ của đồng bào Mông, ở đây du khách có dịp trải nghiệm một số hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như đồ xôi mèn mén từ hạt ngô
Đồi Chè Vân Hồ
Thác Nàng Tiên
Thác Nàng Tiên còn có tên gọi khác là thác Mây, thác Chiềng Khoa. Thác Nàng Tiên gắn liền với truyền thuyết về hai thiếu nữ xinh đẹp, họ giúp đỡ cho người dân nơi đây biết cách làm ruộng, dựng nhà, múa xòe, các điệu khèn, điệu pí,… Để tỏ lòng biết ơn và khâm phục tài đức của hai nàng, người dân đã tôn lên thành tiên. Sau khi hai nàng mất, dân trong vùng đã lập đền thờ, đặt tên là đền Nàng Bẳng – Nàng Mương, hay đền bà Chúa Sơn Lâm.
Hàng năm, Lễ Hội Hoa Ban Mộc Châu được tổ chức ngay tại thác Chiềng Khoa, với mong muốn thỉnh bái nàng Ban – Đại diện cho sự trong trắng, thuần khiết của người con gái Tây Bắc. Lễ hội còn là dịp thể hiện tình yêu thủy chung của người Thái, cầu mong một vụ mùa mới bội thu.
Thắng cảnh thác Nàng Tiên thuộc địa phận bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa, cách trung tâm huyện Vân Hồ 7km về phía Đông Nam. Thác được hình thành từ nguồn nước của dòng suối Tân, hợp lưu lại từ nhánh của bản Suối Lìn, xã Vân Hồ và bản Suối Khem, xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu).
Mùa nào đến thác Nàng tiên cũng đẹp, bởi thác nước nằm giữa một khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật ở đây còn nguyên vẹn. Khi đặt chân tới đây, các bạn sẽ bị chinh phục bởi cảnh quan thiên nhiên còn rất hoang sơ và bình dị của thác Nàng Tiên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.